Hư hỏng đèn phanh trên xe Ô tô và cách sửa chữa

( ) - Lượt xem: 624

Hư hỏng đèn phanh trên xe Ô tô và cách sửa chữa

 

Đèn phanh là một phần không thể thiếu của hệ thống phanh. Nó có nhiệm vụ thông báo cho các xe khác là bạn đang giảm tốc độ, vì vậy nếu đèn phanh bị hư hỏng tai nạn có thể xảy ra. 

 

 

Nếu đèn phanh sáng ngay cả khi bạn không đạp phanh thì có thể công tắc đèn phanh bị hỏng hoặc cầu chì bị cháy. Bạn cần kiểm tra và sửa chữa lại các chi tiết này trước khi tiếp tục lái xe trên đường.
Phương pháp 1. Kiểm tra công tắc đèn phanh.
1. Tháo cọc bình ắc quy.
Tháo cọc âm của bình ắc quy bằng cờ lê phù hợp và để nó sang bên cạnh bình ắc quy. Điều này sẽ giúp đảm bảo an toàn cho hệ thống điện trên xe khi bạn tiến hành kiểm tra.

2. Trang bị an toàn.
Bạn sẽ cần đeo kính bảo hộ và găng tay để bảo vệ mắt và tay khỏi bụi bẩn tích lũy bên dưới taplô và các chi tiết kim loại.

3. Xác định vị trí công tắc bàn đạp phanh.
Công tắc bàn đạp phanh là một nút bấm nằm dọc theo trục của bàn đạp phanh, phía trên pedal. Ngay khi bạn đạp phanh thì nút bấm này sẽ được kích hoạt và đèn phanh sẽ sáng lên. Nếu bạn không chắc chắn về vị trị của công tắc, hãy tham khảo sổ tay hướng dẫn sử dụng của xe để biết chính xác vị trí.

4. Rút giắc cắm trên công tắc.
Dùng tay bấm vào chốt trên giắc cắm và rút nó ra khỏi công tắc. Bạn cần cẩn thận để tránh làm hư hỏng công tắc này.

5. Kiểm tra dây điện bằng mắt.
Quan sát xem dây điện của công tắc có bị đứt hay chảy không. Nếu có các dấu hiệu này thì có thể gây ra chạm mạch làm cho đèn phanh sáng ngay cả khi không đạp phanh. Nếu cần thiết bạn nên thay thế giắc cắm này để đèn phanh hoạt động chính xác.

6. Kiểm tra sự hồi vị của nút bấm trên công tắc.
Dùng tay nhấn vào bàn đạp phanh hoặc nhấn nút bấm và quan sát xem nó có trở lại vị trí cũ khi bạn thả tay ra không. Nếu không thì nút bấm đang bị kẹt ở vị trí “on”. Điều này làm cho đèn phanh sáng mọi lúc ngay cả khi không đạp phanh.
+ Nhờ một ai đó đứng ở sau xe và quan sát xem khi bạn nhấn hoặc không nhấn nút bấm thì có ảnh hưởng đến đèn phanh không.
+ Nếu không ảnh hưởng thì có thể cầu chì bị cháy hoặc công tắc đã bị hư hỏng.

Phương pháp 2. Lắp đặt công tắc đèn phanh mới.
1. Đảm bảo giắc cắm trên công tắc đã được tháo ra.
Trước khi tháo công tắc đèn phanh cũ ra, bạn cần rút giắc cắm trên công tắc và để nó sang một bên. Nếu giắc cắm bị hỏng thì nó cần được thay thế.

2. Tháo công tắc đèn phanh cũ.
Công tắc này thường được cố định bằng 1 hoặc 2 bulông nhỏ. Nới lỏng các bulông này và giữ lại chúng để sử dụng tiếp.

3. Lắp công tắc đèn phanh mới.

4. Gắn giắc cắm vào lại công tắc.
Sau khi kết nối lại giắc cắm vào công tắc thì bạn cần lắp lại cọc bình. Sau đó khởi động xe và nhờ một ai đó quan sát đèn phanh khi bạn đạp pedal.

Phương pháp 3. Thay thế cầu chì bị cháy.
1. Xác định vị trí hộp cầu chì.
Hầu hết trên các xe đều có ít nhất 2 hộp cầu chì, một hộp nằm trong khoang động cơ còn một cái nằm trong cabin, phía dưới taplô. Tham khảo sổ tay hướng dẫn sử dụng của xe để biết vị trí của cầu chì đèn phanh.

2. Xác định vị trí cầu chì đèn phanh.
Quan sát sơ đồ trên nắp hộp cầu chì và tìm vị trí của cầu chì đèn phanh. Một cầu chì bị cháy có thể làm đèn phanh sáng liên tục hoặc không sáng.

3. Tháo cầu chì và kiểm tra.
Sử dụng kìm hoặc dụng cụ tháo cầu chì(có sẵn trong hộp cầu chì) để tháo cầu chì. Quan sát cầu chì, nếu thấy thanh kim loại bên trong bị đứt hoặc chảy thì bạn sẽ cần thay thế cầu chì.

4. Thay thế cầu chì có cùng giá trị cường độ dòng điện.
Quan sát sơ đồ trên vỏ hộp cầu chì để biết cường độ dòng điện của cầu chì đèn phanh. Thông thường giá trị này nằm trong khoảng từ 5-50A, sau khi đã thay thế xong cầu chì bạn cần lắp lại cọc bình ắc quy và khởi động xe. Nhờ một ai đó đứng sau xe và quan sát khi bạn đạp phanh xem đèn phanh có hoạt động chính xác không.

Trên đây là 3 cách đơn giản mà bạn có thể tham khảo để tự mình kiểm tra và sửa chữa các hư hỏng liên quan đến đèn phanh. Chúc các bạn thành công !.

 

blank

 

TRƯỜNG DẠY NGHỀ THANH XUÂN HÀ NỘI TUYỂN SINH:

NGÀNH: SỬA CHỮA Ô TÔ
Hệ ô tô H1 ( Điện và điều hòa ô tô )
Hệ ô tô H2 ( Điện, gầm và máy ô tô ) 
Hệ Trung cấp ( Điện, điều hòa, gầm và máy ô tô )
Hệ Cao đẳng nghề ( Điện, điều hòa, gầm, máy ô tô, sửa chữa ô tô điện)

Học phí :

Hệ H1: Học phí 11.000.000đ/ khóa. Đóng đủ học phí khi đi đăng ký nhập học được giảm 500.000đ/ khóa

Hệ H2: Học phí 11.950.000đ/ khó. Đóng đủ học phí khi đi đăng ký nhập học được giảm 300.000đ/ khóa

Hệ H3: Học phí 16.500.000đ/ khóa. Đóng đủ học phí khi đi đăng ký nhập học được giảm 200.000đ/ khóa

Hệ Cao đẳng nghề: Học phí 27.000.000đ/ khóa. Đóng đủ học phí khi đi đăng ký nhập học được giảm 500.000đ/ khóa

TRƯỜNG DẠY NGHỀ THANH XUÂN HÀ NỘI  đào tạo 20 ngành nghề:

Đầu bếp – Kỹ thuật chế biến món ăn

May và thiết kế thời trang

Sửa chữa Điện kỹ thuật (Gồm: Điện dân dụng + Điện công nghiệp + Điện nước )

Sửa chữa Điện lạnh

Sửa chữa Điện thoại

Sửa chữa Điện tử

Sửa chữa Máy may công nghiệp

Sửa chữa Vi tính

Sửa chữa Ô tô

Sửa chữa Xe máy

DẠY NGHỀ THANH XUÂN: “Học nghề hôm nay – lập nghiệp ngày mai!”

Mọi chi tiết xin liên hệ:

TRƯỜNG DẠY NGHỀ THANH XUÂN HÀ NỘI

Số 4 phố Vọng – Phương Mai – Đống Đa – Hà Nội

Phòng Tuyển Sinh: 024 62 538 568 – 0988 96 09 39 – 0948 96 09 39

Website: https://truongthanhxuan.com

Facebook: Trường Dạy Nghề Thanh Xuân Hà Nội

Youtube: Trường Dạy Nghề Thanh Xuân Hà Nội

Blog: Trường dạy nghề Thanh Xuân Hà Nội

Printerest: Trường dạy nghề Thanh Xuân Hà Nội

 

TƯ VẤN TRỰC TUYẾN
Ms. Thùy Linh
Ms. Bảo Ngọc
VIDEO
TIN TỨC
ALBUM HÌNH ẢNH
BẢN ĐỒ
TRỤ SỞ
Trung tâm dạy nghề Thanh Xuân, Số 4 - Phố Vọng - Hà Nội. Design by LeAgency

SL:
Mua tiếp Giỏ hàng
   Giỏ hàng của bạn ()

Tổng tiền: